Bạn đã biết bộ nhớ đệm của CDN hoạt động như thế nào chưa?
2018-06-30 03:12:28 | vietnam cdn

Dịch vụ CDN đã phát triển gần 16 năm, hiện nay mọi hoạt động trên Internet gần như đều có sự hiện diện của mạng phân phối nội dung CDN đằng sau nó. Có thể bạn chưa biết nhưng đến những trang phổ biến nhất như Facebook, Youtube, Alibaba, Amazon,…. một ứng dụng chơi game hay bất kỳ website nào bạn tiếp cận có phạm vi tương tác toàn cầu, 90% trong số chúng đang được CDN hỗ trợ.

Đặc biệt hơn nữa, để có thể cung cấp nội dung qua CDN nhanh chóng như vậy, công nghệ này chứa một bộ phận trụ cột được coi như xương sống của cả hệ thống mà hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với bạn – Caching Server. Nếu bạn vẫn chưa biết gì về bộ nhớ đệm trong CDN, hãy tham khảo bài viết hôm nay nhé.

Khái niệm mạng phân phối nội dung Content Delivery Network
Mạng phân phối nội dung CDN (Content Delivery Network) là một mạng lưới gồm nhiều server và các server này được triển khai rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Tùy thuộc vào nhà cung cấp, bạn có thể được đáp ứng nội dung ở những khu vực mà họ có đặt máy chủ trung gian một cách nhanh chóng hơn rất nhiều.

Dịch vụ CDN phân phối nhiều loại nội dung số khác nhau, các đối tượng được truyền tải thông qua CDN chiếm đến 80% nội dung web mà bạn truy cập hàng ngày. Đó là các nội dung hình ảnh, script, các file download, phần mềm, tài liệu, ứng dụng live stream.

Cơ chế hoạt động của CDN dễ hình dung và khá thân thiện với hầu hết các nội dung web, đó là khi bạn truy cập vào một website có hỗ trợ dịch vụ CDN, hệ thống sẽ xác định được máy chủ gần nhất trong hệ thống liên kết với bạn, và từ đó phản hồi nội dung web thông qua máy chủ này đến Client Server của bạn. Sở dĩ hình thức này đảm bảo sự nhanh chóng hơn cả là nhờ vào việc rút ngắn khoảng cách đường truyền và hơn thế nữa, CDN cung cấp hàng loại các bộ nhớ đệm lưu trữ sẵn nội dung web, bạn không cần phải tải trực tiếp từ máy chủ gốc như trước.

Bộ nhớ đệm trong CDN, một thành phần không thể thiếu
Caching (lưu trữ thông qua bộ nhớ đệm) là một cơ chế lưu trữ tạm thời có tác dụng tăng tốc độ website khi người dùng truy cập web hay và nó giúp truyền tải nội dung đến người dùng cuối một cách nhanh chóng hơn hẳn. Bộ nhớ đệm tải các máy chủ trung gian chính là những bản copy hoàn hảo làm giảm gánh nặng cho máy chủ gốc khi phải hoạt động một mình và phản hồi trực tiếp yêu cầu của người dùng gây quá tải và dễ dàng khiến đường truyền rơi vào tình trạng tắc nghẽn.

Bộ nhớ đệm CDN phù hợp với việc doanh nghiệp trực tuyến tiếp cận người dùng và mong muốn mang đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời cùng website, tải nhanh hơn, download hay chuyển đổi nhanh hơn, thưởng thức và khai thác nội dung web ngày càng linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian hơn trước. Không những thế, mạng phân phối nội dung giảm thiểu tối đa các sự cố đường truyền nhờ hệ thống các máy chủ kết nối 24/24, hỗ trợ lẫn nhau và không gây ảnh hưởng khi sự cố xảy ra ở bất kỳ một trạm chứa nội dung nào. Tính năng tương thích với nhiều thiết bị cũng là một điểm cộng lớn tạo nên giá trị khác biệt cho mạng phân phối nội dung CDN.

Điều duy nhất bạn cần quan tâm khi quyết định lựa chọn dịch vụ CDN trở thành công cụ hỗ trợ cho website đó là hãy lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất và phù hợp với loại hình và khu vực khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Thay vì tập trung nhiều nguồn lực vào việc tìm ra một phương pháp quản lý hoàn toàn tự chủ, phức tạp và tốn kém, sao bạn không thử sử dụng mạng phân phối nội dung CDN cho website của mình vì biết đâu, bạn sẽ phải kinh ngạc với các chức năng hỗ trợ cải thiện chất lượng web và giúp bạn quản lý website tốt hơn.

Tổng hợp